Các bạn học sinh thân mến! Những đề bài phức tạp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, càng đọc càng chán nản và mất hứng thú để giải, dẫn đến việc mỗi khi học toán hay khoa học tự nhiên, khiến các bạn cảm thấy áp lực và căng thẳng. Đừng lo lắng, hôm nay WhySchool xin giới thiệu với các bạn phương pháp sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt bài toán. Phương pháp này sẽ giúp các bạn tự tạo ra niềm đam mê và sự hứng thú khi học những môn này.
1. Tại sao chúng ta nên sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài toán?
a) Về bản chất, bản đồ tư duy là…
Bản đồ tư duy là một công cụ được giới thiệu, hướng dẫn sử dụng không chỉ trong sách vở, phương tiện truyền thông, mà còn trong sách giáo khoa. Là một công cụ để trực quan hóa ý tưởng, giúp tổng hợp hoặc phân tích vấn đề thành các nội dung nhỏ theo dạng bản đồ phân nhánh [1], bản đồ tư duy về bản chất là một sơ đồ liên kết các thông tin, giúp chúng ta phân loại và sắp xếp thông tin thành một hệ thống hoàn chỉnh.
b) Vì sao chúng ta nên dùng bản đồ tư duy trong việc tóm tắt đề bài?
Những năm gần đây các đề bài thi trở nên không chỉ dài dòng hơn và dường như tạo ra nhiều cản trở cho chúng ta trên lớp học, trong giờ học thêm, khi chúng ta càng ra sức học, càng khó nắm bắt các dạng đề sẽ được cho trong các kỳ thi. Thay vì, phải tốn sức mà kết quả không cao, tại sao chúng ta không thử nghiệm một hướng đi mới mà những học sinh Hoa Kỳ đã áp dụng một cách hiệu quả [3].
Tóm tắt bài toán hay tóm tắt vấn đề là một trong những ứng dụng dường như đơn giản nhất của bản đồ tư duy. Tuy nhiên, nếu chúng ta học cách sử dụng nó một cách hiệu quả, thì chúng ta có thể đạt được sự cải thiện vượt bậc trong quá trình học tập với ba lợi ích đặc biệt sau:
- Trực quan hóa (hình ảnh hóa) những thông tin quan trọng trong đề bài, giúp việc đọc hiểu đề toán trở nên dễ dàng hơn
- Tạo một bản đồ tư duy từ đề bài là một công việc cực kỳ đơn giản, giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi trong việc giải toán, vượt qua chướng ngại tâm lý. Bước đi đầu tiên luôn là 1 bước đi khó khăn, nhưng khi bước đi được bước đầu tiên, chúng ta có thể bước đi những bước tiếp theo.
- Đây là công cụ giúp bạn có thể phát triển tư duy giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy không chỉ giúp chúng ta tóm tắt, mà nó còn giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của bài toán, có những điểm nào quan trọng, điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong những bài viết kế tiếp
2. Tóm tắt bài toán bằng bản đồ tư duy như thế nào?
Quá trình tóm tắt bài toán bằng sơ đồ tư duy đi qua một hành trình như sau: Lấy thông tin quan trọng trong bài toán; sắp xếp lại thông tin theo các nhánh; khai thác các thông tin của bài toán
a) Bài toán khởi động
Không chỉ trong giai đoạn trung học, các bài toán, các vấn đề trên thực tế đều mang rất nhiều thông tin, nếu chúng ta không có phương pháp để chắt lọc lại những thông tin quan trọng, loại bỏ đi những thông tin nhiễu, sẽ rất khó để chúng ta tập trung vào giải quyết vấn đề cốt lõi.
Để hiểu hơn chúng ta có thể xét bài toán sau đây:
Bài toán 1: Một siêu thị điện máy trong chuỗi “Điện máy WhySchools” có chương trình giảm giá sau: tủ lạnh giảm 12%, TV giảm 15%, bàn ủi giảm 10%, điện thoại giảm 4%.
a. Bà Lan mua 1 tủ lạnh Toshiba có giá niêm yết là 12 500 000 đồng và 1 bàn ủi có giá niêm yết là 240 000 đồng. Hỏi bà Lan phải trả bao nhiêu tiền cho điện máy trên?
b. Ông Nam mua 1 điện thoại iPhone 14 có giá niêm yết là 25 000 000 đồng và 1 TV Sony. Ông Nam trả cho thu ngân 39 640 000 đồng. Hỏi giá niêm yết của 1 TV Sony là bao nhiêu?
Trong ngữ cảnh bài toán trên các thông tin quan trọng nhất theo các bạn là các thông tin nào? Hãy thử bằng bài trắc nghiệm sau nhé:
Hãy thử cùng tóm tắt bài toán với bản đồ tư duy:
b) Gạn lọc thông tin quan trọng cho bản đồ tư duy như thế nào?
Với các vấn đề càng được mô tả một cách chi tiết, càng có nhiều dữ liệu nhiễu, không cần thiết, khi tóm tắt có thể loại bỏ. Như vậy làm thế nào xác định được thông tin nào quan trọng? Có 1 nguyên tắc cần nhớ:
Thông tin khi bị loại bỏ hoặc bị hiểu sai có thể ảnh hưởng đến bản chất của bài toán, thì đó là thông tin quan trọng.
Để có được những dữ liệu cần thiết, đôi khi thứ chúng ta làm đầu tiên sẽ là buông bỏ những thông tin vô dụng trong ngữ cảnh bài toán. Đây là bước đầu tiên, thay vì ngồi vò đầu bứt tai, rối mắt.
b) Sắp xếp thông tin bài toán trong bản đồ tư duy như thế nào?
Nguyên tắc sắp xếp thông tin trong bản đồ tư duy, bao gồm 3 nguyên tắc chính sau đây:
- Những thông tin có cùng chủ đề được sắp xếp chung vào 1 nhánh
- Những thông tin liên quan đến một nhân vật, một địa danh, một tên riêng,… sẽ được sắp xếp vào 1 nhánh liên quan đến nhân vật, địa danh,… đó
Tài liệu tham khảo
- Bản đồ tư duy, Wikipedia, URL: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_t%C6%B0_duy
- Mindmap, Wikipedia, URL: https://en.wikipedia.org/wiki/Mind_map
- Cunningham, Glennis Edge (2005). Mindmapping: Its Effects on Student Achievement in High School Biology (Ph.D.). The University of Texas at Austin.
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.